BÀI TUYÊN TRUYỀN NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
BÀI TUYÊN TRUYỀN NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
BÀI TUYÊN TRUYỀN NHŨNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Ngày 9/7/2024 phối hợp với mặt trần tổ quốc xã sơ kết 6 tháng đầu năm. UBND xã Hoằng Trinh đã tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng là các tổ mặt trận thôn
Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Lê Hùng Mạnh BT Đảng bộ xã, Đ/c Nguyễn Đăng Trường, PBT đảng bộ xã, Đồng chí Lê đình Ngọ PBT , Chủ tịch UBND xã, chủ tọa hội nghị đồng chí lê Thị Thúy Ly và toàn thể ban công tác mặt trận 5 thôn...., các đồng chí cán bộ công chức, bán chuyên trách xã..........
Sau khi lắng nghe ý kiến chỉ đạo của đ/c bí thư và được sự phân công của UBND xã tuyên truyền viên pháp luật Phạm Thị Quyết tuyên truyền Những điểm mới của luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Nội dung của bài tuyên truyền
Ngày 10 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở so với Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
1. Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định 03 nội dung nhân dân bàn và biểu quyết. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở kế thừa 03 nội dung của Pháp lệnh 34 và bổ sung thêm 03 nội dung nhân dân bàn và quyết định liên quan đến các khoản đóng góp của nhân dân, các công việc nội bộ của cộng đồng dân cư, cụ thể như 6 nội dung nhân dân bàn và quyết định gồm:
+ Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức (Mới).
Những điểm mới của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
+ Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác (mới).
+ Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
+ Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
+ Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội (mới).
Để thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định, Luật còn bổ sung quy định việc đề xuất nội dung nhân dân bàn và quyết định, theo đó: Chủ tịch UBND xã sau khi thống nhất với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam cùng cấp quyết định nội dung, lựa chọn hình thức và chỉ đạo, hướng dẫn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân bàn và quyết định.
2. Hình thức nhân dân bàn và quyết định
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định 02 hình thức nhân dân bàn và quyết định, đó là: Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Luật năm 2022, ngoài việc kế thừa 02 hình thức nhân dân bàn và quyết định trong Pháp lệnh 34, còn bổ sung thêm hình thức: Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
Ngoài ra, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở còn bổ sung điều khoản quy định về trình tự, thủ tục họp cộng đồng dân cư, phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.
3. Quyết định của cộng đồng dân cư
Pháp lệnh 34 không quy định nội dung, hình thức ban hành của quyết định cộng đồng dân cư. Luật năm 2022 đã quy định cụ thể nội dung, hình thức của quyết định cộng đồng dân cư.
+ Về Hình thức quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư. Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể về hình thức văn bản thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn hình thức văn bản của cộng đồng dân cư phù hợp với nội dung quyết định và phong tục, tập quán, điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.
+ Về nội dung của quyết định của cộng đồng dân cư gồm :
- Thời gian cộng đồng dân cư bàn và quyết định;
- Tổng số hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư; số người đại diện hộ gia đình có mặt; số hộ gia đình không có người đại diện tham dự;
- Nội dung cộng đồng dân cư bàn;
- Hình thức cộng đồng dân cư quyết định;
- Kết quả biểu quyết tại cuộc họp hoặc tổng hợp phiếu lấy ý kiến, kết quả biểu quyết trực tuyến của hộ gia đình;
- Nội dung quyết định của cộng đồng dân cư;
- Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và 02 đại diện của các hộ gia đình.
4. Hiệu lực của quyết định cộng đồng dân cư
Pháp lệnh 34 quy định đối với các nội dung cộng đồng dân cư biểu quyết thì có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định có những nội dung cần trên 50% và có những nội dung được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên, cụ thể:
+ Đối với nội dung: Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức. Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác, thì được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành.
+ Đối với các nội dung còn lại được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành
5. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư
Pháp lệnh 34 không có quy định về sửa đổi, bổ sung thay thế các nội dung mà cộng đồng dân cư bàn và quyết định. Luật năm 2022 quy định Quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội;
+Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ
Sau 1/2 ngày làm việc hội nghị đã kết thúc.
Người viết bài: Phạm Quyết : CCTP-HT
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT CẠNH TRANH
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT CẠNH TRANH
- tuyên truyền CCHC
- BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- DANH MỤC THÔNG TIN CÔNG KHAI THEO LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN
- BÀI TUYÊN TUYỀN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
- BÀI TUYÊN TRUYỀN CUỘC VẬN ĐỘNG “XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT”CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO, HỘ KHÓ KHĂN VỀ NHÀ Ở NĂM 2024.
- BÀI TUYÊN TRUYỀN NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
- thông báo niêm yết thực hiên quy chế dân chủ cơ sở
- DANH SÁCH TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT